68. 1812 Wellingtons Victory, Tchaikovsky



Tchaikovsky: 1812 Festival Ouverture
Capriccio Italien
Beethoven: Wellington's Victory
Classical | Dorati (Mercury 1995) | lossless APE + covers | 376Mb + 3% rec record


“1812 Overtude” (Festival Overture " The Year 1812) cung Mi giáng trưởng opus 49 được nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky sáng tác năm 1810 nhằm kỷ niệm chiến thắng của quân đội Nga hoàng trược sự xâm lược của Napoleon.

Nói về tác phẩm này là nói về những chiến công, những sự kiện lịch sử. 1812 không chỉ là chiến thắng của người Nga, mà còn là một dấu ấn lịch sử trong cuộc chiến Mỹ Anh cùng năm 1812 mà sau nay, 1812 Overtude thường được công diễn trong dịp quốc khánh Mỹ 4/7.

Về âm nhạc, có thể nói, một trong những điểm làm nên dấu ấn riêng của tác phẩm là những tiếng đại bác (16 phát). Khi trình diễn ngoài trời, đó là tiếng của những khẩu thần công còn trong nhà hát, đó là kỹ xảo máy tính. Có một điều là để ghi âm được một cách trung thực nhất những tiếng đại bác này quả thật không phải đơn giản. Bạn thử nghe và sẽ không khỏi cảm giác như mình đang chứng kiến cuộc chiến vậy. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách ghi âm tiếng đại bác và những hiệu ứng âm thanh khác, hãy nghe phần comment và đọc booklet.

Giai điệu của bài thánh ca “God Preserve Thy People” man mác buồn mở đầu cho tác phẩm để rồi tiếp theo là hình ảnh những đồng quê, nhưng ngôi làng, những người con lên đường bảo vệ Tổ Quốc trước sự xâm lược của kẻ thù. Họ hoàn toàn không biết những gì đợi họ phía trước. Có thể là vinh quang, cũng có thể chả là cái gì. Có thể sống nhưng cũng có thể hi sinh. Trong album này, đoạn thánh ca này được dàn nhạc Minneapolis Symphony Orchestra chơi bằng bộ dây, nên cũng một phần nào giảm mất nét đẹp của tác phẩm. (Nếu bạn đã nghe tác phẩm này do dàn nhạc Cincinnati Pops Orchestra với sự chỉ huy của nhạc trưởng nổi tiếng Enrich Kunzei thì sẽ thấy rất rõ sự khác biệt)

5 tiếng đại bác ở đoạn giữa miêu tả thời điểm quan trọng nhất của cuộc chiến chính là trận chiến ở Borodino, cách Moscow 120 km về phía Tây, trận đánh ác liệt nhất đã diễn ra. Hơn 10 vạn người đã bỏ mạng lại nơi đây mà vẫn bất phân thắng bại. Tuy nhiên, đây chính là trận chiến thay đổi cục diện trên toàn bộ mặt trần. Quân đội Pháp bị chặn mất đường tiếp tế lương thực nên khi vào Nga đã bị chiến lược “Vườn không nhà trống” và cái lạnh ở Moscow đánh bại. Không khí trầm lắng xuống nhờ đoạn giãn của bộ dây miêu tả sự suy yếu của quân đội pháp để rồi tiếng chuông nhà thờ và mọi nẻo đường ở Moscow và sự lặp lại bài thánh ca “God Preserve Thy People” trong không khí rực rỡ cờ hoa đón mừng chiến thắng

Đây là một tác phẩm hoành tráng, tiếng đại bác của nó có thể làm bạn giật bắn người nếu bạn bật to hoặc ngồi gần. Bởi vậy, nếu bạn là người yếu tim, bạn nên để ý volume trước khi nghe.

Nhiều nhà phê bình âm nhạc đã gọi 1812 Overtude của Tchaikovsky, Wellington’s Victory của Beethoven và Battle of the Huns của Franz Liszt là 3 tác phẩm chiến tranh kiên điển. Thật may mắn trong album này đã có 2 trong 3 tác phẩm đó.

Nói đến Wellington’s Victory Op 91 là nói đến một tác phẩm mang đậm không khí chiến tranh, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: "The Battle Symphony" or "The Battle of Vitoria". Nếu như 1812 là kỷ niệm chiến thắng quân đội Pháp trên đất Nga năm 1812 thì Wellington’s Victory kỷ niệm chiến thắng quân đội Pháp trên đất Tây Ban Nha ngày 21/6/1813.

Đây là một tác phẩm kỳ lạ, để chơi được tác phẩm này, dàn nhạc tối thiểu bao gồm: 2 flutes, 1 piccolo, 2 kèn oboes, 2 clarinets, 2 bassoon (kèn fagot), 1 contrabass, 4 horn (kèn co), 6 trumpet, 3 trombone (kèn trombone), timpani (loại trống 1 mặt), trống trận, súng hỏa mai, hiệu ứng âm thanh của pháo binh. Bộ dây thì cần phải có 2 dàn violin, violas, cello, double bass và cách bố trí dàn nhạc này cũng vô cùng độc đáo. Còn độc đáo chỗ nào thì mời các bác nghe và tự khám phá.

Có một điều là khi nghe xong tác phẩm này, tôi vẫn cảm giác như mùi thuốc súng vẫn con đâu đây.

Track listing 1 CD 434 3602

Peter Ilyich Tchaikovsky (1840 - 1893)
Ouverture solennelle "1812," Op.49
Track 1
Orig. score/With cannon (courtesy US Military Acad. West Point) and bells (L. Spelman Rockefeller Carillon/Riverside Church) [15:20]
Minneapolis Symphony Orchestra, University Of Minnesota Brass Band, Antal Doráti

Track 2
Commentary to the "1812 Overture"/Sound effects/Bells [11:55]
Deems Taylor

Peter Ilyich Tchaikovsky (1840 - 1893)
Track 3
Capriccio italien, Op.45 [14:30]
Minneapolis Symphony Orchestra, Antal Doráti


Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)
Wellington's Victory or the Battle Symphony, Op.91
Track 4
1. Battle [8:18]

Track 5
2. Symphony of Triumph [6:33]
London Symphony Orchestra, Antal Doráti

Track 6
Commentary to "Wellington's Victory"/Sound effects [9:26]
Deems Taylor

Comments